Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Phòng đăng ký kinh doanh, một số doanh nghiệp vì vội vàng đi vào hoạt động mà quên rằng vẫn còn phải thực hiện một số thủ tục khác để tuân theo đúng quy định của pháp luật.

Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm cụ thể hơn những nghĩa vụ cần thực hiện để có thể chính thức đi vào hoạt động, tránh tình trạng bị xử phạt hành chính bởi Cơ quan thuế.

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Những thủ tục cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp là gì?

1. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử.

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì việc cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử là điều tất yếu.

Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng có chữ ký của người đại diện công ty và dấu của công
  • CMND của người đại diện (bản sao công chứng)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)

Chú ý: Khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định  thành lập công ty hoặc điều lệ thành lập công ty, và bắt buộc phải có kế toán trưởng, khi đó cần 1 bản sao công chứng CMND của kế toán.

Cuối cùng doanh nghiệp mang hồ sơ xin mở tài khoản tới ngân hàng để hoàn thành thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty và nhận số tài khoản – kích hoạt tài khoản cho công ty. Số dư tối thiểu trong tài khoản là 1.000.000 đồng.

2. Kê khai thuế và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức thuế môn bài trong năm 2017 là 2.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống và 3.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ.

3. Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ

Doanh nghiệp nộp mẫu 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ  tới cơ quan thuế quản lý để được xuất hoá đơn đỏ.

Doanh nghiệp nên nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Nếu đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên NNT không nộp mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp

4. Treo biển tại trụ sở công ty.

Sau khi thành lập, công ty cần treo biển tại trụ sở công ty, biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại của công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn.

Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp: bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

5. Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.

Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký  sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.

Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện bản photo

6. In và đặt in hóa đơn

Trước khi đặt in hoá đơn doanh nghiệp cần gửi Đơn đề nghị sử dụng hoá đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty và thông báo doanh nghiệp có được đặt in hoá đơn hay không.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ Đại lý thuế Intertax để được tư vấn sớm nhất.

LIÊN HỆ NGAY INTERTAX ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ NHẬN NHIỀU ƯU ĐÃI

Chat Zalo/Viber/Skype

028.6681.2057

0908.465.057