Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự ra đời của hàng loạt công ty, nhà máy, xí nghiệp… đã liên tục tạo nên cơn sốt về nhân lực ngành kế toán doanh nghiệp. Kế toán tại doanh nghiệp không chỉ được mệnh danh là “tay hòm chìa khóa” mà còn là cánh tay đắc lực giúp người quản lý đều hành trôi chảy, kiểm soát tốt hoạt động của doanh nghiệp. Để làm tốt công việc kế toán, trước tiên bạn cần nắm chắc các kiến thức về nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp.
- 6 lỗi thường mắc phải của kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Kế toán doanh nghiệp là làm những công việc gì?
Kế toán là gì và phân loại như thế nào?
1. Khái niệm
Kế toán là tập hợp những công việc bao gồm: thu thập hóa đơn, chứng từ, thông tin liên quan đến các vấn đề kinh tế trong quá khứ; phân tích xử lý, ghi chép, tính toán tổng hợp các số liệu có được từ chứng từ, sổ sách; kiểm tra tính chính xác, tính pháp lý của các chứng từ đang có; báo cáo tài chính cho cấp trên, người quản lý của một tổ chức, một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tư nhân hay cơ quan nhà nước,…
2. Cách phân loại kế toán trong doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân loại kế toán. Tuỳ theo từng doanh nghiệp mà bố trí công việc cho kế toán viên. Việc chia ra các bộ phận kế toán chỉ mang tính chất phân công nhiệm vụ của các vai trò của kế toán. Sau đây INTERTAX xin đưa ra một số phân loại kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết:
Theo phần hành:
- Kế toán thanh toán
- Kế toán ngân hàng
- Kế toán công nợ
- Kế toán kho hàng (hàng hóa – giá thành)
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán doanh thu
- Kế toán thuế
- Kế toán phí
- Kế toán tổng hợp
Theo cách thức ghi chép:
- Kế toán đơn
- Kế toán kép
Theo chức năng cung cấp thông tin:
- Kế toán tài chính: Chủ yếu cung cấp thông tin bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp là chính: cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra,…, các chủ nợ, ngân hàng. Các công việc bao gồm: báo cáo thuế và báo cáo tài chính.
- Kế toán quản trị: Chủ yếu chỉ phục vụ bên trong nội bộ doanh nghiệp, cung cấp thông tin nhằm ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần ưu tiên tuân thủ quy chuẩn riêng của từng doanh nghiệp trước khi tuân thủ chặt chẽ theo luật
Những yêu cầu đặc thù của kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán là một công việc quan trọng có những tính chất đặc thù riêng cần các kế toán viên phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho tài chính công ty, cũng như đảm bảo các yêu cầu pháp lý do nhà nước đề ra như:
- Thông tin, số liệu kế toán cần phải được phản ánh một cách liên tục từ khi phát sinh đến thời điểm kết thúc hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt các hoạt động của đơn vị kế toán….
- Phản ánh một cách đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh một cách kịp thời, đúng với thời gian quy định của các thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, chính xác các thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực hiện tại, bản chất của sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế và tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán cần phải được phản ánh liên tục từ thời điểm phát sinh đến khi kết thúc, từ khi thành lập đến thời điểm chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán được phản ánh trong kỳ này cần phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
- Phân loại và sắp xếp các thông tin, số liệu kế toán theo đúng trình tự, có hệ thống và so sánh được.
Chính vì những yêu cầu đặc thù trên mà doanh nghiệp luôn cần phải có một đội ngũ kế toán am hiểu kiến thức, nhạy bén và chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Đại lý thuế INTERTAX cho ra đời dịch vụ kế toán doanh nghiệp hướng đến tiêu chí giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm được khoản tiền thuê nhân sự kế toán nhưng vẫn được tận hưởng nghiệp vụ kế toán tốn nhất. Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, INTERTAX cam kết sẽ mang đến công ty của bạn dịch vụ kế toán chất lượng nhất, uy tín nhất.
Dịch vụ về thuế và kế toán trọn gói chuyên nghiệp