So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty TNHH Một Thành Viên (TNHH MTV), Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên (TNHH 2TV trở lên) hay Công ty Cổ Phần (Công ty CP), loại hình nào phù hợp với ý định kinh doanh của tôi, đem lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí nhất?

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với ý định kinh doanh của mình là câu hỏi quan trọng mà bất cứ Doanh nhân nào cũng thắc mắc khi quyết định thành lập.

Hiểu rõ vướng mắc đó, sau đây Đại lý thuế INTERTAX sẽ trình bày bảng phân tích so sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến để Quý Doanh Nhân cân nhắc:

So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến

Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến:

1. Doanh nghiệp tư nhân:

Ưu điểm:

  • Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một cá nhân bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. Thường các ngành nghề kinh doanh sau: bán văn phòng phẩm, , bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, dịch vụ phụ vụ cà phê, nước giải khát, bán tạp hóa… khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; không giới hạn trong số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH MTV:

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công
  • Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với một tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thành lập công ty riêng cho mình.

Nhược điểm:

  • Khả năng huy động vốn hạn chế, không được quyền phát hành cổ phiếu.

3. Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Ưu điểm:

  • Đây là loại hình doanh nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn
  • Việc huy động vốn hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty Cổ phần

Ưu điểm:

  • Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn có ít nhất 03 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn,  thực hiện lọai hình này có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác
  • Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không
  • Khả năng hoạt động của CTCP rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công
  • Khả năng huy động vốn của CTCP rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng.

Nhược điểm:

  • Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý CTCP cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp – 100% vốn Việt Nam

Bảng so sánh

 Tiêu chí DNTN TNHH MTV TNHH 2 TV trở lên CTCP
Chủ sở hữuCá nhânCá nhân/ tổ chứcCá nhân/ tổ chứcCá nhân/ tổ chức
Tư cách pháp nhân(TCPN)Không cóCó TCPNCó TCPNCó TCPN
  Sự thay đổi vốn góp trong quá trình hoạt động Có thể chủ động bổ sung vốn. Việc bổ sung này chỉ cần ghi chép trong sổ sách kế toán của công ty Muốn thay đổi vốn điều lệ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Muốn thay đổi vốn điều lệ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Muốn thay đổi vốn điều lệ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  Giới hạn chịu trách nhiệm Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu Chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp Chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp Chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp
Quyền phát hành cổphiếuKhôngKhôngKhôngĐược quyền phát hành cổphần các loại để huy động vốn
 Số lượng thành viên -/- -/-Tối thiểu là 02 và không quá 50Tối thiểu 03 và không hạn chế số lượng tối đa
   Vốn   -/-   -/-Tính theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhauVốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, được ghi nhận bằng cổ phiếu
   Hình thức huy động vốn khi cần tăng vốn    -/-    -/- Các thành viên hiện hữu tự tăng vốn gópKêu gọi thêm thành viên góp vốnChào bán cho các Cổ đông hiện hữuChào bán riêng lẻ ra bên ngoàiChào bán rộng rãi trên thị trường chứng khoán
Chuyển nhượng vốn gópCho thuê hoặc bán DNTNChỉ được chuyển nhượng cho các thành viên khác theo tỷ lệ góp vốn tương ứng trong công ty, trừ khi các thành viên hiện hữu khác từ chối mua hoặc không mua hết phần vốn góp chào bán3 năm đầu chỉ được chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập (CĐSL), nếu muốn chuyển nhường vốn cho người khác thì phải được tất cả các CĐSL khác đồng ý.Tự do chuyển nhượng vốn góp sau 3 năm kể từ khi thành lập.

Trên đây là những thông tin cần thiết sau khi thành lập mà Đại Lý Thuế INTERTAX kính gửi Quý khách hàng.

Chúng tôi luôn sẵn sàng trao đổi và hỗ trợ Quý khách hàng trong các dịch vụ sau:

  • Dịch vụ Thuế – Kế toán
  • Dịch vụ Lao Động
  • Dịch vụ Pháp lý

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

HOTLINE: 0908465057

LIÊN HỆ NGAY INTERTAX ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ NHẬN NHIỀU ƯU ĐÃI

Chat Zalo/Viber/Skype

028.6681.2057

0908.465.057