Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Hàng năm có hàng trăm ngàn doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết tường tận những việc cần làm khi mới bước vào thị trường kinh doanh. Hiểu được những khó khăn bạn đang gặp phải, hôm nay Intertax xin chia sẽ những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp mới, cùng theo dõi nhé.

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần làm gì sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh?

– Đăng bố cáo thành lập mới doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;

– Làm thủ tục khắc dấu pháp nhân và thông báo đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;

– Gắn bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của công ty.

Nội dung bảng hiệu CƠ BẢN BẮT BUỘC gồm : Tên công ty; Mã số thuế; Địa chỉ công ty; Thông tin liên lạc.

– Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu lên chi cục thuế quản lý doanh nghiệp.

Hồ sơ bao gồm: Tờ khai thuế môn bài ( Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh); Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ; Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định; Công văn đăng ký đặt in hóa đơn ( nộp sau khi được cơ quan thuế chấp thuận mẫu 06); Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không).

– Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư.

– Doanh nghiệp đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng và tiến hành kích hoạt nộp thuế điện tử.

– Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.

– Hoàn tất thủ tục đặt in hóa đơn GTGT và phát hành hóa đơn GTGT.

Những loại thuế doanh nghiệp cần kê khai hàng quý là gì?

1. Thuế Giá trị gia tăng (VAT)

Doanh nghiệp mới thành lập mà tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo Phương pháp khấu trừ (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp (yêu cầu có hóa đơn mua sắm tài sản cố định hoặc hợp đồng thuê trụ sở)

Mới thành lập doanh nghiệp mà không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp.

Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý, và áp dụng ổn định trong chu kỳ 3 năm.

Tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT phát sinh phải nộp (nếu có) + báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau.

2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính để nộp không phải lập tờ khai.

Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04;

Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07;

Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10;

Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau;

Quyết toán năm(Báo cáo tài chính): Hạn chót ngày 30/03 năm sau.

Trên đây là các bước thủ tục công việc sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp cần phải làm để tránh những rủi ro trong quá trình hoạt động.

Những quý doanh nghiệp mới thành lập nếu bị thiếu hụt nhân sự hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế – kế toán. Hãy đến ngay với Đại lý thuế Intertax, chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ thuế – kế toán trọn gói với chất lượng và giá thành tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

LIÊN HỆ NGAY INTERTAX ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ NHẬN NHIỀU ƯU ĐÃI

Chat Zalo/Viber/Skype

028.6681.2057

0908.465.057