Theo Nghị định 119/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT), hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỉ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỉ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT.
- Có bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử không ?
- Phần mềm hóa đơn điện tử là gì? Cần sử dụng sao cho hiệu quả
- Doanh nghiệp đã biết cách tra cứu hóa đơn điện tử ?
Trên địa bàn TP.HCM hiện nay có khoảng 250.000 hộ kinh doanh cá thể, chủ yếu tập trung ở Q.5, Q.6, Q.1…
Nghị định cũng nêu các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán lẻ tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1.11.2018 nhưng đối với HĐĐT có mã của cơ quan thuế, thời gian thực hiện chậm nhất đến ngày 1.11.2020. Do đó theo Tổng cục Thuế, các DN, cá nhân có thời gian 24 tháng chuẩn bị.
Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho rằng việc khoán thuế hiện nay vẫn chưa tính đúng, tính đủ không chỉ đối với những hộ kinh doanh mà còn cả với mua bán chứng khoán, nhà đất… Điều này không khuyến khích người bán xuất hóa đơn cho người mua nhưng về nguyên tắc, thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chịu nên trong trường hợp người bán hàng không xuất hóa đơn cho người mua là đã không thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Việc không xuất hóa đơn có thể là sự cạnh tranh không bình đẳng về giá với đối thủ khác (giảm giá được 10% trên hóa đơn), trốn thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế thu nhập…
Chính vì vậy, cơ quan thuế kiến nghị sắp tới các DN bán hàng sẽ phải niêm yết công khai về giá có thuế hay chưa có thuế. Không để giá mập mờ, khi người tiêu dùng yêu cầu hóa đơn thì lại tính thêm 10% thuế nhưng thực tế vẫn không xuất hóa đơn. Đồng thời, cơ quan này đang vận động các hộ kinh doanh thực hiện HĐĐT. Hiện nay các hộ kinh doanh còn hóa đơn đặt in nên cơ quan thuế cũng cân đối tính toán thực hiện song song giữa hóa đơn giấy và HĐĐT. Việc áp dụng hóa đơn là một trong những biện pháp quản lý được doanh số của người nộp thuế, bên cạnh đó còn có những giải pháp khác như thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng để tránh hiện tượng không xuất hóa đơn, đơn vị bán có điều kiện khai doanh thu thấp đi.
Trên địa bàn TP.HCM hiện nay có khoảng 250.000 hộ kinh doanh cá thể, chủ yếu tập trung ở Q.5, Q.6, Q.1… Việc chuyển đổi các cơ sở này lên DN, theo ông Tâm hiện vẫn còn chậm dù nhà nước có chính sách khuyến khích. Đối với hộ kinh doanh có doanh số cao như các sạp ở chợ bán buôn, diện tích sạp chợ chỉ vài mét vuông, hàng hóa họ gửi ở kho, nhân viên bán hàng chỉ 1 – 2 người…, khi có khách hàng mua thì họ chuyển hàng, nên có thể vì vậy mà họ thấy không cần lên DN. Quy mô doanh thu của những hộ kinh doanh này cao nhưng so với DN thì thấp và khả năng phát triển quy mô lớn hơn nữa là khó. Đây là mô hình đặc thù nên có thể gọi là DN siêu nhỏ. Sắp tới sẽ có chính sách kê khai thuế riêng cho loại hình DN siêu nhỏ này.
Theo Thanh Niên Online